Thấy bánh tét là thấy Tết, những đòn bánh thơm lừng gói bằng lá chuối chắc nịch, như gói trọn yêu thương không muốn bị tách rời, bánh gói cực nhưng tình nghĩa đong đầy.
Cái tên nghe thấy ghét ghê, không biết ông bà xưa sao lại đặt cho ẻm cái tên đặc biệt vậy. Nghe giang hồ đồn đây là món ăn chơi của người dân miền nam khi mỗi độ Tết đến xuân về, vì ngày xưa làm lúa 1 năm 2 vụ, gần Tết lại xong mùa vụ, mọi người lấy đặc sản nếp mới thơm ngọt vừa xong dư dả để gói lại tạo cái bánh ăn chơi, cũng như có thể đem đi làm đồng thay cho cơm nếp, rồi dần nhà có gì thì bỏ vào làm nhân bánh, đậu xanh, đậu đen, thịt mỡ, thịt kho, lạp xưởng cũng được cho vào, nấm mèo, đậu phộng rang đều có thể trở thành nhân bánh.
Người dân ta sáng tạo lấy lá chuối gói bánh để được lâu, thấy thân chuối to tròn thẳng tắp thì gói hình trụ giống vậy mới có hình tướng bánh tét như bạn thấy ngày nay. Còn cái tên thì xuất phát từ việc ngồi nấu bánh 7 8 tiếng đồng hồ, khi bánh chín lá sẽ nức ra kêu “tẹt tẹt” mọi người gọi chạy thành tét. Có câu chuyện vui nữa là người trông bánh ngủ quên, lúc bánh chín nên hối hả lấy bánh té bật ngửa tét luôn cả quần nên gọi là bánh Tét.
Bánh Tét gom trọn hương vị đất trời, hương nếp mới, cái lá chuối xanh rờn, cục mỡ, đậu xanh sản vật nông nghiệp của người nông dân 1 nắng 2 sương, tần tảo mà đậm tình dân tộc. Cái hào sảng của vùng đất phương Nam như trao trọn trong từng cái bánh được chia sẻ trong đại dịch, không cần Tết mà ăn được cái bánh Tét nghĩa tình lúc ấy bỗng nước mắt rưng rưng, tình đồng bào, nghĩa nhân sinh, thấy cả bầu trời yêu thương bỏ qua tham lam đố kị, chẳng tính toán đều chi đã làm nên sức mạnh đoàn kết chiến thắng tất cả.
Bánh Tét nghĩa tình, trọn niềm tin và ngon 1 cách dân giả, cả làng xóm, gia đình cùng quanh nồi bánh chờ trời sáng, những lò lửa sáng rực như hâm nóng tình người, xít lại gần nhau cho nhau lời động viên chia sẻ trong những ngày xuân mới.
Xem thêm:
Xem thêm: