Nếu bạn là một người trẻ (hoặc già cũng được) và có niềm đam mê với start up (khởi nghiệp). Hãy lắng nghe bài viết này, bài viết được dịch từ mạng xã hội Medium của tác giả John J. Rolling.
1. Định lượng bản thân .
Điều đầu tiên đó là bạn cần xác định được thế mạnh của bản thân. Bạn giỏi ở lĩnh vực gì, bạn có kinh nghiệm ở mảng nào, và bạn đam mê điều gì (ngoài tiền). "Vậy nếu tôi không có một điểm mạnh cụ thể thì sao ?" Vậy thì bạn không nên khởi nghiệp, vì chắc chắn bạn sẽ thất bại.
Ở ngoài kia có hàng tỷ người như bạn, nếu bạn không có điểm nổi bật và bạn đi lại trên con đường người khác đã đi. Con đường đó có thể họ đã thành công, có thể có thất bại, nhưng tin tôi đi, nếu đi trên một con đường nhiều người đi thì cơ hội sẽ không đến với bạn đâu.
Lấy ví dụ dễ hiểu nhất đó là khởi nghiệp với quán cafe. Bạn nghĩ ra một ý tưởng cafe táo bạo, nhưng tôi tin rằng ý tưởng đó đã có người khác nghĩ ra và làm trước rồi. Không tin bạn thử tìm hiểu thông tin trên internet mà xem có ai đã làm ý tưởng đó chưa. Và họ thành công hay thất bại ?
Vậy tóm lại, điều số 1 về khởi nghiệp đầu tiên mà tôi muốn nói với bạn: Đó là hãy khởi nghiệp cùng với đam mê, thế mạnh, hoặc kinh nghiệm của bạn.
2. Thị trường ngách, tại sao không ?
Thị trường ngách là thị trường mà bạn tiếp cận với lượng khách hảng nhỏ, nhưng bù lại đối thủ của bạn cũng ít hoặc thậm chí là không có.
Tôi có một người bạn khởi nghiệm bằng việc mua máy may ở Nga và bán lại cho thợ may ở Anh. Điều này tôi cho rằng thật điên rồ, vì ai hơi đâu lại đi mua một chiếc máy may cơ chứ ?
Tuy nhiên thực tế đã chứng minh là tôi sai. Người bạn tôi đã thành công trong vòng 1 năm đầu tiên bán máy may và sau đó anh ấy đã xây dựng công ty tự sản xuất máy may cho riêng mình thay vì nhập khẩu nó.
Bài học số 2, thị trường ngách không bao giờ sai.
3. Xây dựng thương hiệu
Điều quan trọng là dù khởi nghiệp ở bất cứ lĩnh vực nào bạn cũng cần một thương hiệu. Việc xây dựng một thương hiệu có thể từ 1 fanpage, 1 website hoặc 1 cộng đồng người dùng cụ thể. Phát triển công ty khởi nghiệp bản chất là phát triển thương hiệu của bạn. Độ nổi tiếng của thương hiệu tỷ lệ thuận với sự thành công của bạn.
Góc quảng cáo: Websitegiare.co là trang xây dựng website cực rẻ với chất lượng SEO top 1 Việt Nam. Chỉ cần viết bài tự động lên top google sau 5 tiếng. Giá chỉ 1.400.000 VND cam kết không phát sinh. Giúp bạn xây dựng thương hiệu cực kỳ dễ dàng. Là đối tác tin cậy của mọi Startup - khởi nghiệp.
4. Kiên định với mục tiêu
Bạn chỉ thật sự thất bại khi bạn từ bỏ. Điều này không chỉ đúng trong khởi nghiệp mà trong cuộc sống hằng ngày cũng vậy. Khi bạn thất bại, bạn phải hiểu lý do mà bạn thất bại, tìm cách khắc phục nó, đứng lên từ chỗ mình ngã xuống thay vì bạn buông tay.
Có thể bạn không tin nhưng tỷ phú Joe King của Croatia từng khởi nghiệp thất bại 58 lần trước khi thành công với thương hiệu giày Jodas nổi tiếng của mình. Thất bại là chuyện bình thường và trong khởi nghiệp thì thất bại xảy ra còn nhiều hơn thế nữa. Quan trọng là chúng ta phải học được những bài học từ thất bại.
5. Không ngừng học hỏi
Nhiều người cho rằng "Học đại học không phải con đường duy nhất để thành công". Điều đó đúng, nhưng nhiều bạn lại hiểu nhầm rằng "Không cần học cũng có thể thành công". Điều này lại sai, sai rất trầm trọng.
Kể cả bạn là một người thông minh xuất chúng, bạn không học thì bạn cũng sẽ không có kiến thức. Những sự sáng tạo của bạn chỉ xoay quanh vốn kiến thức hạn hẹp của bạn, và vô tình, nó trùng với sự sáng tạo của hàng triệu người khác. Vậy làm sao bạn có thể thành công ở giữa một triệu người như bạn ?
Bạn có sự sáng tạo và bạn có tri thức về 1 lĩnh vực nhất định, lúc này nhóm người có kiến thức bằng hoặc cao hơn bạn bị thu hẹp lại. Sự sáng tạo dựa trên kiến thức đó sẽ trở nên đặc biệt vì ít người có tri thức như bạn. Đi trên con đường ít người đi chẳng phải rất dễ thành công hay sao?
Điều số 5: Không ngừng học tập, trau dồi tri thức.
Chúc các bạn khởi nghiệp thành công!
Chúc các bạn khởi nghiệp thành công!