Thương hoài hai tiếng cải lương, trên các phương diện truyền thông cải lương dần được tiến triển giới thiệu rộng khắp hơn, hàng loạt gameshow được lồng ghép cải lương nhưng liệu đó có phải dấu hiệu được phục hồi. Cải lương là gì? Bạn nghe từ cải lương thì nghĩ tới liền mấy câu vọng cổ buồn tẻ đêm thâu, những tuồng tích mặt đồ xanh đỏ hay những tuồng xã hội đẫm nước mắt khóc lên khóc xuống nghe thảm sầu, thậm chí nói tới cải lương lại nhớ thời bà nội bà ngoại, bạn đâu biết rằng để có 2 chữ cải lương là cả 1 quá trình cố công gắng sức của ông bà gần 100 năm lưu truyền sân khấu.
Từ hát bội sân đình đến ca nhạc cung đình Huế được lưu truyền từ Bắc vào Nam được ông cha ta, người nông dân Nam Bộ biến tấu tạo thành, bắt đầu từ đờn ca tài tử với ngũ âm thành câu ca lời hát theo tục ngữ ca dao, dần thêm thắt lời rao câu nói thường ngày vào bài hát, tạo nên âm điệu đầu tiên cho ngũ cung xàng xê sư cống liêu là bài dạ cổ hoài lang của soạn giả Cao Văn Lầu tên thường gọi bác 6 lầu, đã dẫn đường cho cải lương nổi danh Nam bộ.
Từ đây những bài ca cổ về tình làng nghĩa xóm, nghĩa vợ tình chồng như lá trầu xanh, chợ mới, rồi những bài ca ngợi tình yêu đôi lứa hòa mình trong tình yêu đất nước như dòng sông quê em, làm nức nở bao trái tim đến bây giờ vẫn không phai trong lòng người mộ điệu. Tuồng tích cổ từ hát bội cũng được chuyển giao phù hợp để dễ dàng chiếm tình cảm của đông đảo người dân lục tỉnh miền tây. Những đoàn hát nổi đình nổi đám thời đó mà nhắc tới là cả dòng tộc ăn cơm tổ nghề cải lương như Đoàn Thanh Minh Thanh Nga, Đoàn Minh Tơ, Đoàn Phùng Há. Các vở tuồng làm mưa làm gió từ sài gòn đến xứ tây đô mà từ già đến trẻ con ai cũng biết, một Dương Vân Nga trao long bào cứu nước, tình nghĩa vẹn tròn của Trần Minh khố chuối hay chuyện tình đẹp dang dở của Lan và Điệp khiến ai cũng phải rơi lệ khóc thương mà tâm tư suy nghĩ.
Thời ấy ai còn nhớ hay không giờ cũng đã xa rồi. Qua cái thời hoàng kim thì cải lương tự rút mình vào khoảng vắng để chừa lại sân khấu cho nhạc trẻ, phim ảnh và hài kịch, nhưng bộ môn hàng trăm năm lại được vực dậy không theo con đường chính thống của nó mà lại bị biến tấu thành nhiều dạng cho phù hợp thị trường.
Thời đại game show chiếm sóng nên cải lương cũng phải được đưa vào game với vài câu ca cổ bất chợt được chêm vào tạo bất ngờ, hát gì cũng được, ai hát cũng được, ra chữ có điệu lên xuống là được không cần nội dung cũng chẳng cần có nghĩa, chương trình toàn cải lương ca cổ chẳng có người xem mà xen vào trong hài kịch, trò chơi hay thách thức nhau với 1 câu ca tự chế thì dễ làm cho khán giả phấn khích.
Điều quan trọng hiện nay là rating là lượt view lượt share lượt like chứ không phải cái vỗ tay hay sự ngưỡng mộ cho 1 môn nghệ thuật cần sự khổ luyện chuyên tâm, như vậy người ta gọi là đang tìm đường cho cải lương phục hồi, vậy là phục hồi dữ chưa?
Phục hồi là đưa 1 giá trị về đúng bản chất nội dung và cho nó sống đúng với những gì nó đã cống hiến cho đời cho xã hội, tuy cần thay đổi để tiến lên, cần xây dựng môi trường mới, cách làm mới để phù hợp nhưng nếu chỉ chú trọng cái được gọi là xu hướng là chạy theo thị hiếu thị trường thì sẽ biến chất dần cả 1 môn nghệ thuật dân tộc đáng trân trọng.
Xem thêm:
Xem thêm: