Câu nói muôn thuở khi tết đến xuân về là y như rằng mọi thứ leo thang, giá lên đỉnh không cần thắng chỉ cần lý do không thể hợp lý hơn “tết mà”.
Chỉ cần bước vào tháng chạp những ngày đầu tháng, giá cả đã tăng chót vót nào nước mắm, nước tương, đường, bột ngọt đến mì gói, gạo cũng ngấp nghé từng bước lên giá. Ban đầu chỉ là 1.000, 2.000 VND, sau lên đến 5.000, 10.000 VND hỏi ra thì do “tết mà”, gần tết giá lại tăng dù nhà nước ra chỉ thị bình ổn giá. Dù biết nhu cầu cao nhưng đây là dịp để các doanh nghiệp, các cửa hàng đại lý đến tạp hóa nhỏ ven đường thu lợi chỉ vì 2 chữ tết mà.
Gần sát những ngày giáp tết như khoảng từ rằm tháng chạp trở lên thì những món gọi là đặc trưng của ngày tết lên giá vùn vụt như củ kiệu chỉ bán duy nhất một lần dịp tết đầu tháng có giá khoảng 40.000 đến 45.000 một kí thì giữa tháng 12 lên đến 7 8 chục ngàn tùy theo loại kiệu. Kiệu quế mà có giá đến gần 100.000, thịt ba rọi, thịt đùi hay sườn non dành cho các nồi thịt kho tàu đã lên như mọi năm thì không nói, đến những dịch vụ ăn kèm như hột gà, hột vịt, trứng cút nước dừa cũng vùn vụt tăng theo.
Những loại thịt gà thực vật cũng được lăng xê ăn giàu đạm, hạn chế chất béo trong dịp tết, các sản phẩm thịt sạch mà sạch cỡ nào, sạch như thế nào, sạch ai kiểm chứng thì không biết được chỉ có dấu mộc xanh xanh đỏ đỏ là tăng giá ngang với thịt bò.
Các loại rau củ cũng được dịp hùa theo việc thích trữ đồ ăn trong nhà những ngày tết để có cảm giác sung túc đầy đủ. Có người lại quan niệm đầu năm không ra chợ, không xuất tiền, không mua hàng nên mua rất nhiều thực phẩm trước tết bỏ đầy tủ lạnh để 3 ngày tết khỏi phải ra chợ, khỏi phải chi tiêu mặc dù hiện nay chợ không nghỉ ngày nào, mùng một vẫn có người bán hàng, vẫn có rau tươi, thịt sạch và dĩ nhiên giá vẫn còn cao vì 2 chữ còn tết mà.
Giá cao ngày tết là do chính mỗi người dân chúng ta tạo nên do nhu cầu mua sắm ngày tết nhiều hơn bình thường và đòi hỏi đồ ngon, đồ tốt càng tươi càng được giá và càng mua sớm thì càng phải chịu những giá cao, giá mắc nên mới có một số bộ phận người dân chọn những ngày cuối, những giờ cuối, những người lao động không rủng rỉnh nhiều tiền chọn đêm 29, đêm 30 mới bắt đầu cần nồi thịt thì giá thịt ở cuối giờ chợ sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Nhiều người lại chọn những phiên chợ bình ổn giá để có cái giá tốt nhất, tiết kiệm nhất, gom mỗi thứ 1 chút chứ cũng mua được thêm 1 món ăn, một cái ao cho con mình ở quê, những phiên chợ thanh niên công nhân được nổ ra là vì ý nghĩa như vậy.
Tết là để cùng nhau đón tết, cùng nhau vui vẻ khi gặp, mua giúp nhau 1 món hàng, góp thêm hương vị tết sum vầy, tết chan hòa tình người yêu thương, đừng biến tết thành cái lý do khiến người dân thấy tết là thấy sợ, thấy tết là thấy tốn tiền không còn thấy giá trị đẹp đẽ ngọt ngào tình thân khi đón tết.
Xem thêm:
Xem thêm: