Cô Long - Dương Quá là 2 nhân vật cao thủ với mối tình đẹp như thần tiên trong thần điêu hiệp lữ, sau khi giải quyết chuyện giang hồ ở Hoa Sơn họ lui về ở ẩn, liệu hậu duệ của họ ra sao có lợi hại như họ.
Sau khi quy về ở ẩn thì Cô Long - Dương Quá có thể nói là những nhân vật huyền bí nhất trong tiểu thuyết Kim Dung, có đoạn nói 2 người về lại khu Cổ Mộ, còn có đoạn thì nói họ về phía Nam để sinh sống tránh xa những tranh chấp của thế gian, nuôi gà trồng cây để sống qua ngày những khoảng thời gian tươi đẹp nhất và những đứa con của họ cũng ra đời từ đây. Hậu duệ của Cô Long - Dương Quá không được nhắc nhiều ở những giai thoại sau, chỉ được nhắc với vài phân cảnh và tình tiết trong Ỷ thiên đồ long ký, tức khoảng 6 đến 80 năm theo thời gian lịch sử ngày Cô Long - Dương Quá ẩn danh.
Hậu duệ đầu tiên có thể nói là đứa con trai duy nhất của Cô Long - Dương Quá được nhắc đến đó là Dương Phá Thiên, người này không được mô tả nhiều và cũng không có xuất hiện mà chỉ được nhắc là một đại cao thủ là người sáng lập ra Minh Giáo là giáo chủ đời đầu tiên của Minh Giáo. Sau đó là Trương Vô Kỵ tuy không xuất hiện nhưng Dương Phá Thiên với những môn võ công để lại ở minh giáo như cửu dương thần công, càn khôn đại na di hay nhiếp hồn đại pháp là những môn võ công tuyệt thế từng được dương quá sử dụng.
Dương Phá Thiên đã lãnh đạo Minh Giáo tuy là một giáo phái không được các chính phái công nhận cũng giống như tính cách của người cha - Dương Quá, không công nhận các danh môn chính phái vì ông đã từng bị o ép, từng bị đối xử tàn tệ ở Toàn Chân Giáo, cái được gọi là một trong ngũ đại danh phái thời đó nên Dương Phá Thiên sáng lập ra Minh Giáo với ý nghĩa tự do tự tại tiêu diệt kẻ cường hào, giúp đỡ người yếu thế, tập trung kỳ nhân dị sĩ không đi theo khuôn khổ chỉ đi theo một quan điểm vui nhất là không làm ác, không xen vô chuyện của giang hồ thấy bất bình ra tay tương trợ.
Hậu vệ thứ 2 của Cô Long và Dương Quá được nhắc tới đó là Hoàng Sam Nữ Tử người này xuất hiện cũng trong Ỷ thiên đồ long ký, khi Trương Vô Kỵ và Chu Chỉ Nhược đánh với tam vị thần tăng ở Thiếu Lâm Tự để cứu Sư Vương. Để cản Chu Chỉ Nhược muốn giết Kim Mao Sư Vương làm Trương Vô Kỵ phải chịu sự ân hận đau khổ thì Hoàng Sam Nữ Tử đã xuất hiện với võ công không thể so bì lúc đó.
Để danh chấn cho phái Nga Mi, Chu Chỉ Nhược đã lên đài đánh chiến thắng chức võ lâm minh chủ với cửu âm bạch cốt trảo được học từ trong ỷ thiên kiếm nhưng khi gặp Hoàng Sam Nữ Tử thì nàng đã nói nhẹ một câu rằng để ta dạy cô cách dùng cửu âm bạch cốt trảo chân chính.
Nàng xuất hiện với một bộ áo sơ mi màu vàng lộng lẫy nhẹ nhàng thướt tha và dùng cửu âm bạch cốt trảo để đánh với cửu âm bạch cốt trảo của Chu Chỉ Nhược nếu không nhờ sự ra tay ngăn cản của Trương Vô Kỵ xin tha thì Chu Chỉ Nhược đã phải bỏ mạng dưới tay của Hoàng Sam Nữ Tử. Chỉ nhiêu đó thôi cũng đã hiểu công phu của nàng cao mạnh thế nào, khi đó có thể nói rằng đủ để ngồi trên chiếc ngai minh chủ võ lâm.
Thêm 1 điều đặc biệt nữa là nếu ở vai trò và thời gian đó thì Hoàng Sam Nữ Tử có thể đang ở độ tuổi là 70 nhưng trong thân hình trẻ đẹp và giống như mẹ mình Tiểu Long Nữ sau bao nhiêu năm hương sắc không thay đổi vì nàng đã học được ngọc nữ tâm kinh từ mẹ của mình luôn giữ được nhan sắc và thần thái.
Tuy chỉ xuất hiện và được nhắc đến vài trang trong tiểu thuyết hoặc 1 2 cảnh trên phim ảnh nhưng cả Dương Phá Thiên và Hoàng Sam Nữ Tử đều thể hiện được rõ phong cách, thần thái dũng mãnh anh hùng tự do khí khái nam nhi của Dương Quá và sự lạnh lùng băng khiết thanh tâm không vướng bụi trần, không xen chuyện giang hồ của Tiểu Long Nữ, cả những món võ công danh chấn thiên hạ của cha và mẹ đều được 2 hậu vệ tái hiện lại một cách sắc sảo hơn không hổ danh là hổ phụ sinh hổ tử.
Xem thêm:
Xem thêm: