Nói không ngoa thì Kim Dung được mệnh danh đệ nhất võ hiệp vì những sáng tác võ hiệp của ông đã đi vào huyền thoại với hàng trăm phiên bản tái diễn thành phim và hàng triệu cuốn tiểu thuyết đã được lan tỏa khắp thế giới.
Tiểu thuyết Kim Dung là các tiểu thuyết võ thuật kiếm hiệp mang đậm sắc các môn võ thuật Trung Hoa và các môn phái nổi tiếng đi vào lịch sử của Trung Quốc như Võ Đang, Nga My, Thiếu Lâm Tự hay những môn phái có từ lâu đời ở Chung Nam Sơn xa xôi như phái Không Động, phái Cổ Mộ, như phái Toàn Chân. Nhưng cái quan trọng là các phái này đều muốn võ thuật của mình được danh chấn thiên hạ, muốn được coi là thiên hạ đệ nhất phái, thống nhất võ lâm quần hùng.
Từng cá nhân trong võ hiệp Kim Dung vô tình hay cố ý thì đều chạy theo một danh hiệu là minh chủ võ lâm, là người có võ công mạnh nhất thiên hạ, không đối thủ hay là người có được những môn võ thuật độc đáo mà nhắc tới tên là người ta phải nhắc tới vị cao thủ đó, đại hiệp đó như đặc trưng cho công phu đó vậy.
Bên cạnh những môn võ công, thường thì phải nói đến các loại kiếm, đao thần binh lợi khí được rèn đúc để tăng thêm sức mạnh của môn võ công hay chính những môn công phu ấy phải cần đến những loại binh khí đặc thù thì mới phát huy hết được công năng và lực tác chiến.
Ví dụ như cây phất trần của Lý Mạc Sầu hay đôi dải lụa trắng của Tiểu Long Nữ hoặc đả cẩu bổng của phái Cái Bang hay cây bút thư pháp cũng trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại. Nếu kể về thần binh lợi khí trong tiểu thuyết Kim Dung mà không nhắc tới ỷ thiên kiếm chém sắt như chém bùn danh chấn ở phái Nga My hay đồ long đao hiệu lệnh thiên hạ vào tay của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn.
Trên nữa là cây ngạo kiếm được đúc bằng huyền thiết gần 100 kí của Độc cô cầu bại, mà sau này người thừa hưởng đó là Dương Quá, kiếm không có lưỡi, mũi thì tròn nhưng quy luật vô song có thể tạo chấn động từ xa hay cái kim xà kiếm của Kim Xà Lang Quân sau này là của Viên Thừa Chí với cái kiếm độc nhất vô nhị uốn lượn như rắn và đầu kiếm là hình đầu một con rắn có sắc vàng óng ánh khi vận khí thì cái kiếm linh hoạt và tạo ra sức sát thương rất cao.
Nhìn chung thì bảo kiếm phải đi với anh hùng, những thần binh, thần khí này đều phải được sử dụng bởi các cao thủ có nội lực, có võ công cao thâm và có chí anh hùng mới phát huy được cả sức mạnh và giá trị của nó như câu sắt rỉ vào tay anh hùng cũng trở thành bảo kiếm, còn bảo kiếm trong tay tiểu nhân thì chỉ như cọng cỏ khô.
Những cây bảo đao, bảo kiếm trong tiểu thuyết Kim Dung còn trở thành đề tài, trở thành món mồi xâu xé của các ban phái, của các anh hùng võ lâm mà ai cũng muốn chiếm nó để đạt được mong muốn hiệu lệnh thiên hạ thống nhất quần hùng. Kim Dung đã rất sắc sảo và xây dựng nhân vật đầy mê hoặc cũng như những bảo đao, bảo kiếm mang tính quy luật ma mị làm cuốn hút cả võ lâm thiên hạ.
Cả người đọc, người theo dõi tiểu thuyết của ông chỉ cần qua hình dung và tưởng tượng của Kim Dung mà những bảo kiếm, bảo đao đã được diễn tả vẽ ra thiết kế trên những phim ảnh khiến người xem còn phải trầm trồ mong muốn cầm một lần để thỏa sức anh hào chứ đừng kể đến võ lâm thời ấy.
Dù tạo ra nhiều sóng gió, dù tạo ra sự tranh chấp cũng như náo loạn quần hùng nhưng không thể phủ nhận rằng đây là đặc sản, đặc thù và là phương tiện để kích thích võ hiệp Kim Dung luôn hấp dẫn từ cả những trang sách ra đến màn ảnh đầy sinh động và mang tính chính nghĩa.
Xem thêm:
Xem thêm:
- Đón xem phim mới của "tổng tài"Trần Tinh Húc - visual gây sock người xem vì quá lịch lãm.
- Điện ảnh Việt mất hút mùa tết
- Viết cho Lee Sun Kyun - nam diễn viên tài hoa nhưng bạc mệnh.
- Điển tích Tam Quốc: Tào Tháo chém oan Sái Mạo và Trương Doãn
- Thiên Long Bát Bộ và Xạ Điêu Tam Bộ Khúc thời đại nào mạnh hơn?
- Xếp hạng cao thủ sử dụng kiếm pháp trong Kim Dung, Lệnh Hồ Xung top mấy?