Hễ mỗi độ tết đến xuân về thì bên cạnh câu đối đỏ, dưa hấu xanh, nồi thịt kho thơm lừng thì trên bàn nhà nào cũng phải dăm ba loại mứt tết, không phải để làm gì mà chính nó là hương vị cho Tết thêm tròn vị.
Mứt tết là nói chung cho những loại mứt thường có vị ngọt và xuất hiện đặc biệt nhiều nhất là trong mùa tết cổ truyền của Việt Nam chúng ta. Những loại trái cây như dừa, mãng cầu, me, chà là hay những loại rau củ như cà rốt bí cũng được hòa chung làm nguyên liệu cho mứt tết. Thường các loại trái cây này sẽ được chọn từ sớm, sau đó tùy vào đặc tính của mỗi loại mà sẽ làm theo phong cách khác nhau, vị cũng khác nhau nhìn chung thì tất cả đều sẽ áp một lớp đường bên ngoài, có loại mứt khô, có loại mứt dẻo ví dụ như:
Mứt dừa thì được lấy phần cái dừa bên trong để ráo bào sợi sau đó được sên một lớp đường xay nhuyễn bên ngoài và được cháy trên lửa to để từng cọng dừa bào mỏng được khô quắp lại ngọt lịm béo ngậy càng nhai, càng vui miệng. Mứt dừa ngày xưa chỉ có một màu trắng áp một lớp vàng của đường bị cháy xém, thơm thơm ngọt ngọt nhưng để tăng độ đặc sắc cũng như thêm chút màu mè để ngày tết thêm vui người ta cho thêm mứt dừa những màu thực vật như màu xanh của lá dứa, màu tím của lá cẩm, màu đỏ của gấc, màu xanh biển của hoa đậu biếc.
Còn đối với chà là là một loại trái mà ít thấy ai dùng khi nó còn sống hay là chưa làm mứt. Chà là sau khi rọc lấy hột thì được sơn trực tiếp với đường, chà là sống có màu xanh, màu vàng khi chín và khi trộn với đường thì sẽ có màu nâu cánh gián nhìn rất bóng bẩy và ăn thì có độ mềm, độ dai thích hợp để uống trà cho những người lớn tuổi. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về những bà ngoại, bà nội thường được con cháu biếu cho một hộp chà là để dành ăn những lúc buồn miệng.
Khi trò chuyện bên mâm trà những ngày đầu năm, một loại mứt nữa cũng vô cùng hấp dẫn đó là mứt me và mứt mãng cầu. Hai loại này thì người ta thường dùng thịt của trái mãng cầu đã lấy hột và thịt của trái me đã được loại đi vỏ và hột, sơn chung với đường và rồi ở dạng mềm dẻo từng hột mứt sẽ được gói gọn trong những túi ni lông túm lại ở 2 đầu để phân biệt được mứt này với mứt kia cũng như làm duyên, làm dáng cho người dùng biết mứt làm từ trái cây chính hiệu.
Người làm mứt sau khi lấy họ rửa sạch để riêng khi chọn mứt vào bịch để gói người ta để thêm 1 hột me hoặc một hộp mãng cầu tùy loại những cục mứt me có màu nâu đặc trưng thơm lừng chua chua ngọt ngọt những cục mứt mãng cầu trắng tinh và dai thực sự, đây vị của đất trời, của những người dân chất phác hiền hòa.
Nếu chỉ nói về các loại mứt trái cây hay những loại mứt rau củ thì chưa đủ trong mâm mứt tết, một cái mâm hình tròn như thể hiện sự tròn đầy, mong muốn được thông hành thuận lợi trong năm mới như sự sum họp, chan hòa yêu thương của cả gia đình thì không thể thiếu món hạt dưa, hạt bí hay hạt hướng dương mang ý nghĩa con đàn, cháu đống, tiền bạc đầy rương, kho lúa trổ đầy bồ.
Những tiếng lách tách khi tách hạt thay cho những tiếng pháo vui tai chào đón mùa xuân mới, chào đón một cái tết ấm áp, nhất là các chị, các em đến nhà nhau, quây quần bên mâm mứt tết là thấy cả một đại dương mênh mông chuyện trên trời, dưới đất chúc tụng nhau nói hoài không hết. Biết những món mứt tết ăn nhiều là nóng nhưng hình như không ai sợ cái nóng trong người vì nó đã được xoa dịu bởi không khí vui tươi, bởi những cuộc gặp mà xóa tan, bởi những nụ cười dành cho nhau, bởi cái tình thân có khi cả năm mới được gặp.
Mứt đó còn để cúng gia tiên, để dâng lên trời đất trong đêm giao thừa như cầu mong sự ngọt ngào, bớt đắng cay, hạ phiền não như báo đến cũ quyền ông bà về 1 năm thuận lợi sung túc của gia đình, bên cạnh những món ngon vật lạ không thể thiếu những đặc sản của quê hương.
Hiện nay những món mứt tết được bày bán tràn lan từ thành phố tới nông thôn, thượng vàng hạ cám đủ giá đủ loại không còn những loại mứt dừa được làm thủ công, được nhuộm màu từ thiên nhiên mà bây giờ là những loại mứt công nghiệp được đóng gói đẹp đẽ, sạch sẽ, đầy chất bảo quản. Những cọng dừa trắng tinh đến mức không thể tin được làm từ những trái dừa quê nhà hay những món kẹo đậu phộng có xuất xứ từ Trung Quốc, những loại rau cau, hạt điều, hạt dẻ muôn hình vạn trạng.
Hiện nay những món mứt tết được bày bán tràn lan từ thành phố tới nông thôn, thượng vàng hạ cám đủ giá đủ loại không còn những loại mứt dừa được làm thủ công, được nhuộm màu từ thiên nhiên mà bây giờ là những loại mứt công nghiệp được đóng gói đẹp đẽ, sạch sẽ, đầy chất bảo quản. Những cọng dừa trắng tinh đến mức không thể tin được làm từ những trái dừa quê nhà hay những món kẹo đậu phộng có xuất xứ từ Trung Quốc, những loại rau cau, hạt điều, hạt dẻ muôn hình vạn trạng.
Trong mỗi hộp mứt của từng gia đình đủ loại, đủ vị vẫn có hạt dưa vẫn có hướng dương nhưng thấy ai cũng thờ ơ cũng không còn mặn mà buôn chuyện bên mâm bánh mứt mà chỉ còn chén chú, chén anh những chuyến đi chơi, không còn thăm hỏi bỏ quên cả cái nét văn hóa truyền thống của những ngày tết cổ truyền là sự quây quần, là cho nhau câu chúc, là cùng nhau cắn hạt dưa, mời nhau một cái mứt như trao trọn yêu thương, chúc nhau sự trơn tru trong công việc, ngọt bùi trong tình nghĩa vợ chồng.
Mâm mứt vẫn sống nhưng chỉ còn là hình thức như một đứa con bị bỏ rơi, một người bạn bơ vơ trong chính cái môi trường đáng lý ra nó đã góp phần vào hương vị, vào sắc xuân, vào từng hơi thở có những ngày nắng ấm.
Mứt tết vẫn còn đó vẫn còn những người yêu thương chăm chút và từng gia đình Việt luôn sẵn sàng chi tiền cho mứt tết để đầy đủ, để bằng bạn, bằng bè, bằng anh, bằng em nhờ nào cũng có nhưng hãy để nó tồn tại một cách đúng nghĩa được trân trọng và hãy chọn lựa những loại mứt quê hương, biết chất lượng những loại mứt nhà làm đừng quá kiêng dè mà để hương vị đầu xuân bị lãng quên khi vẫn còn hiện diện.
Xem thêm:
Xem thêm: