Ngày Tết cách đây khoảng 30 năm là những ngày rền vang xác pháo, những tép pháo đỏ thắm là chào đón mùa xuân ấm áp 1 cái tết đầy may mắn.
Đốt pháo tết giờ chỉ còn trong ký ức nhưng khi nhớ lại đó vẫn là những ký ức đẹp, vẫn là những ký ức tuổi thơ với những ngày tết nô đùa cùng xác pháo, những bài hát ngày xưa cũng đưa hình ảnh pháo nổ trong dịp tết là hình ảnh đặc trưng, hình ảnh ẩn dụ của sự may mắn đầu năm.
Pháo nổ ở đây là dạng pháo dây gồm từ 15 tới 30 tép được kết với nhau thành chùm, thành dây dài và pháo chỉ được đốt ở 3 dịp chính trong năm đó là dịp tết, gia chủ có khai trương và gia đình có hỷ sự. Dây phóng dài được người ta treo trên một cây sào bằng tre để có thể cách xa người cằm hoặc được treo trước cổng với một cây sào nối dài để tránh làm cháy cổng hoa, cổng cưới còn đối với nhà nào có lầu cao thì dịp tết họ thường treo pháo rủ xuống từ trên lan can lầu của nhà mình.
Phong tục đốt pháo ngày tết có mặt từ rất lâu đời với ý nghĩa xua tan ma quỷ, yêu tinh, yêu quái và các vận xui trong nhà. Chuyện là ngày xưa khi mà dịp tết thì những con yêu tinh, yêu quái thường hay vô nhà, vô làng bắt trẻ con gây hại cho nhân dân làm nhiều điều xàm quấy, cướp bóc ăn thịt động vật gia súc khiến người dân vô cùng sợ hãi.
Cho đến một ngày tết nọ, những con yêu tinh, yêu quái này cũng vào làng và do sợ hãi nên một người thiếu phụ đã bỏ quên cái nồi rang muối của mình trên bếp lửa chưa kịp nhắc xuống làm nó nổ nên một tiếng đinh tai nhức óc khiến những con ma, con yêu quái này sợ hãi. Từ đó, người dân phát hiện rằng những con vật này rất sợ những gì lớn tiếng và có tiếng nổ nên đã dùng pháo để gây tiếng động lớn xua đuổi bọn yêu tinh.
Người dân Việt Nam chúng ta có quan niệm đốt pháo là mang lại sự may mắn tài lộc, đốt pháo là xua tan vận xui những gì không may trong năm, nhưng một dây pháo cũng không phải là ai cũng mua được, nên thường pháo chỉ được dành cho những gia đình tương đối khá giả hoặc là chung một xóm cùng nhau hùn lại mua một dây pháo để coi như chào mừng năm mới và mùng 1 tết của cả làng cả xóm.
Pháo được đốt thường vào mùng 1 tết và nếu pháo nổ vang rền từng tép từng tép một, cho đến khi hết dây pháo thì năm đó là 1 năm thuận lợi và may mắn còn nếu năm đó pháo nổ nhưng vẫn có pháo lép thì coi như chưa được may mắn có thể gặp nhiều bất trắc hoặc là chưa được thuận lợi, chủ gia đình sẽ dùng gạo muối để rải trước nhà xua đi vận xui, vì thế việc đốt pháo cũng được coi là số quẻ đầu năm những gia đình nào thường lo lắng hay sợ sệt thì cũng sẽ không dùng pháo trong dịp đầu năm mới.
Dù đốt pháo không còn được hiện diện ở mỗi dịp tết Việt Nam chúng ta do nạn pháo lậu, do vấn đề về phòng cháy chữa cháy và cũng là cách để bảo vệ cho người dân. Nhưng những loại pháo điện cũng đã xuất hiện, mạng âm thanh dồn vang tuy không còn những xác pháo đỏ gây đầy trời nhưng vẫn đem lại niềm vui cho mọi người xung quanh, cho gia đình.
Tuy những đứa trẻ không còn nô nức tung xác pháo đầy trời như ngày xưa nhưng chúng còn thấy được, nghe được và hình dung được tiếng pháo dịp tết là như thế nào qua mạng xã hội, qua tài liệu tư liệu và cả qua những lời kể của cha mẹ ông bà. Một ký ức tuyệt đẹp khiến mỗi người trẻ lớn lên từ xác pháo ngày xưa khi nghĩ lại vẫn thấy yêu đời, yêu cái tết cổ truyền Việt Nam.
Xem thêm:
Xem thêm: