Những nét đẹp trong văn hóa cổ truyền nhất là ngày tết nguyên đán đó là những câu chúc, lời thăm hỏi, những mâm trái cây đầy ắp trên bàn thờ gia tiên, những phong bao lì xì đỏ thắm và có những tình thân được trao nhau qua những món quà Tết đầy nhân nghĩa, nhưng đừng vì chút tham lam mà biến tướng hành động đậm đà ấy.
Nói tới quà tết là chúng ta nghĩ ngay tới những hộp mứt gói trà hay những cái bánh in gói giấy đỏ hoặc ngày xưa sang hơn là những cây bánh pía thơm nức mũi sầu riêng thơm ngọt ngào ấm áp. Đó là đối với những gian nhà mái ngói lợp tranh ở những vùng quê xa xôi hay đặc biệt đó là một nét thân tình của những người dân nam bộ.
Cứ xuân đến tết về thì nhà này qua thăm nhà kia chúc tết cầm theo gói trà hộp mứt hay là cây bánh gói thuốc hoặc cặp rượu để cùng chung vui 3 ngày xuân nồng ấm và chan chứa tình làng nghĩa xóm. Còn nếu tặng trước tết thì họ có thể biếu nhau là con gà, con vịt, cục thịt, vài 3 ký nếp để đồ xôi hoặc có khi là chục hột vịt, chục trứng gà hễ nhà có gì thì tận nấy như chính tặng cho nhau thành quả đạt được, có được những của cải mà mình xây dựng được trong 1 năm làm việc nhọc nhằn.
Những món quà chứa đựng cả tình cảm chân thành giữa những người thân, bà con, dòng họ với nhau hay giữa những người xa lạ, nhưng cùng hít chung bầu không khí, sống chung một mảnh đất quê cha đất tổ, đi chung một con đường, gặp nhau trên cùng một cái trở, tất cả đó là những món quà tết đầy ân tình giàu cảm xúc.
Còn trên những thị trấn đô thị thành phố xa hoa lộng lẫy thì những món quà tết dần dần được nâng cao hơn có thể là một chai rượu tây, một hộp bánh quy nước ngoài hoặc là một hộp trà sen thượng hạng, các loại mứt như những món ăn chơi được đóng gói kỹ càng đẹp đẽ đầy sang trọng.
Đối tượng biếu quà tết của người dân thành phố cũng khác không phải là bà con dòng họ cũng không phải là những người trong cùng một xóm, một làng mà đó là cấp trên đồng nghiệp những vị sếp tai to mặt bự những đối tác làm ăn trong năm đã có đóng góp cho sự thuận lợi kinh doanh của bản thân trong sự tiến thân của chính họ và cũng như một lời gợi ý vừa biết ơn, vừa đánh tiếng cho sự kết hợp trong năm mới sắp tới.
Nếu chỉ là những món quà sang trọng, những món quà mang giá trị cùng chung vui thể hiện được sự biết ơn và hợp tác chân thành, chân chính thì không có gì để nói nhưng ngoài những hộp bánh, chai rượu, gói trà thì dưới đó còn là những phong thư dày cộm.
Nếu chỉ là một phong bì để cảm tạ sự giúp đỡ chia sẻ cũng như tạo điều kiện trong công việc với số tiền chỉ tạm tạm 1 2 triệu đồng thì cũng được coi là cách thể hiện tế nhị trong mối quan hệ tử tế, còn những bao thư với con số lên đến hàng tỷ đồng thì nó lại biến tướng những món quà tết trở thành những cuộc bôi trơn không còn là thân tình, nghĩa khí mà là cách bao tiêu trắng trợn hay nói quạch toẹt ra đó là hối lộ một cách công khai khiến người đưa và người nhận phải tự ngầm hiểu ý nhau trong công việc cũng như trong cách đối đãi mà tiếng lóng họ hay gọi là biết điều biết chuyện.
Hàng loạt sai phạm từ những món quà tết hối lộ những gói quà biếu ăn lấy thảo đã đưa rất nhiều lãnh đạo cán bộ mang đôi dép tổ ong bước vào vòng lao lý như chuyện chuyến bay giải cứu hàng trăm tỷ đồng được bôi trơn như chuyện cụ giám đốc sở giáo dục tỉnh Quảng Nam, một món quà tết chỉ là một hộp bánh bình thường nhưng trong đó chứa hàng chục tỷ đồng quả là những món quà nặng tình, nặng nghĩa.
Việc biết ơn và trả ơn đó là nét đẹp vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam ta sự tri ân trong những ngày giáp tết bằng những món quà tết đầy ý nghĩa luôn mang lại cho cái tết ấm áp hơn tạo mối quan hệ chân thành giữa người với người nhưng đừng biến tướng những món quà tết thành những cuộc trao đổi, thành những mấu chốt của việc thăng tiến trong công việc lẫn sự nghiệp nó sẽ tạo thành thói quen xấu và cái gì dễ mua bằng tiền thì cũng sẽ dễ mất bằng tiền.
Hãy để tết nguyên đán là tết của lòng thành kính của sự chân thật đối đãi với nhau trong những ngày sum họp đoàn viên.
Xem thêm:
Xem thêm: