Câu nói vàng lên xăng lên hay 1 câu hài hước xăng lên xôi lên giá vì xôi nấu bằng xăng cũng không ngoa. Chỉ cần xăng nhúc nhích lên giá thì kéo theo hàng loạt mặt hàng lên giá theo, lên thì lẹ xuống như rùa bò.
Xăng là nguyên liệu không thể thiếu và vô cùng quan trọng, nhất là đối với những nước đang phát triển, xăng là sản phẩm hóa dầu chiết xuất từ dầu thô nên nước nào có mỏ dầu là có cả 1 tài sản quốc gia hay còn gọi là mỏ kim cương đen mang lại nguồn lợi vô cùng giá trị có thể coi như trụ cột kinh tế của quốc gia.
Các mỏ dầu lớn có thể kể đến khu vực trung đông các nước iraq, iran, dubai, các nước tiểu vương quốc ả rập thống nhất, Nga và Mỹ. Đôi khi những mỏ tài nguyên này cũng gây lại phiền toái, áp lực và cả nguy cơ chiến tranh để giành giật những khu vực chứa kim cương đen của thế giới, điển hình như trận chiến mỹ - iraq năm 2001 cũng từ nguyên nhân sâu xa đó.
Áp lực lớn nhất là công việc khai thác mỏ và hóa dầu thành xăng và các sản phẩm đi kèm khác, ở đây chỉ nói về xăng đã là cả 1 vấn đề nan giải, nó ảnh hưởng đến chất lượng, giá thành sản phẩm, vận chuyển, công nghệ chiết xuất để mang lại giá trị tốt nhất mà không phải nước nào cũng có đủ trình độ nguồn lực để thực hiện.
Nước ta cũng có vài mỏ dầu bám sát thềm lục địa, tuy số lượng không dồi dào như các nước trung đông nhưng nếu được đủ cơ hội sản xuất tại nước thì lượng xăng dầu dư cho dân Việt dùng mà còn có thể xuất khẩu. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là có mỏ dầu nhưng sao giá xăng dầu của ta còn nhỉnh hơn cả giá của thế giới?
Lý do đơn giản là chúng ta chưa có đủ cơ sở vật chất, công nghệ để hóa lọc dầu mặc dù đã được đầu tư nhà máy, công suất không đủ nên ta vẫn xuất khẩu dầu thô từ 2 mỏ dầu trữ lượng trung bình là Dung Quất và Bà Rịa Vũng Tàu để nhập lại xăng dầu đã thành phẩm từ thế giới.
Giá dầu thô xuất khẩu tính bằng VNĐ còn giá nhập xăng dầu thành phẩm là đô la mỹ, chênh lệch tỷ giá cao nên xăng đành ngậm ngùi cắt đôi nỗi sầu leo thang vùn vụt. Có thể nói xăng của nước ta đã tăng thì như diều gặp gió, bão giá lên thì như đứt dây, có bình ổn giá cũng như bù lỗ, tăng thì lên từ 5 nghìn đồng, giảm bình ổn thì 600 đến 1000 nghìn đồng thấm tháp chi túi tiền dân chúng.
Nước ta lại là nước chuộng xe máy như phương tiện quốc dân, 1 người 1 chiếc xe, có người 2 3 chiếc nên lượng tiêu thụ xăng dầu khủng khiếp, cứ xăng lên làm lý do cho mọi thứ lên vì tiền vận chuyển. Có khi mua 1 món hàng vài nghìn đồng mà ship đến vài chục nghìn chỉ vì xăng lên.
Xăng chòi lên sụt xuống làm dân thở hơi lên, ai chờ xăng giảm thì thôi đi gói bánh tét đón tết là vừa, không ai mong mỏi điều gì khi xăng tăng giá bánh mì cũng lên. Riết rồi giá lên xuống như thế nào cứ để nhà nước và doanh nghiệp biết bởi người dân chẳng thiết tha hay cảm thấy chai lì với con số dao động vô cảm đó.
Xem thêm:
Xem thêm: